Từ ngày 14 - 18/10/2024 Đoàn Đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Châu Á - Thái Bình Dương về Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai 2024 (APMCDRR).  Đây là diễn đàn chính tại khu vực Châu Á và Thái Bình Dương giám sát, đánh giá và tăng cường hợp tác nhằm triển khai Kế hoạch hành động Sendai về Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai 2015-2030 (Sendai Framework), tổng kết các nỗ lực giảm thiểu rủi ro, chia sẻ các giải pháp sáng tạo và đưa ra các cam kết khả thi để đẩy nhanh quá trình giảm thiểu rủi ro thiên tai vào năm 2030 tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, vốn là khu vực dễ xảy ra thiên tai nhất thế giới. Hội nghị APMCDRR 2024 được tổ chức với chủ đề "Tăng tốc đến năm 2030: Nâng cao tham vọng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy giảm thiểu rủi ro thiên tai" - "Surge to 2030: Enhancing ambition in Asia-Pacific to accelerate disaster risk reduction", thu hút hơn 2500 khách mời đến từ 62 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Phát biểu tại sự kiện, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos cho biết Philippines là quốc gia hứng chịu nhiều thảm hoạ thiên nhiên với đặc điểm địa lý gồm hơn 7.600 hòn đảo nằm dọc theo vành đai bão Thái Bình Dương, giữa Vành đai lửa Thái Bình Dương. Trong một năm, Philippines phải hứng chịu hơn 20 cơn bão nhiệt đới và trải qua khoảng 500 trận động đất có cường độ từ 4,0 trở lên, đồng thời có khoảng 24 ngọn núi lửa đang hoạt động. Do biến đổi khí hậu, những thảm hoạ này còn trầm trọng hơn, khiến đất nước và người dân Philippines gặp nguy hiểm và dễ bị tổn thương hơn. Tuy nhiên, câu chuyện này không chỉ riêng Philippines phải đối mặt và các quốc gia tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ( CATBD) , các quốc gia cũng đang phải vật lộn với những thử thách tương tự. Do vậy, các nước đang cùng chia sẻ một cuộc đấu tranh chung: điều hướng sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế liên tục và đối phó với mối đe dọa thường trực của thảm họa thiên tai. Hội nghị Bộ trưởng Châu Á - Thái Bình Dương về Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai năm 2024, lần này được tổ chức trong thời điểm quan trọng khi các quốc gia đang nỗ lực phục hồi kinh tế sau đại dịch nhằm tạo ra một tương lai mà nhu cầu phục hồi ít thường xuyên qua việc xây dựng một khu vực an toàn hơn, thích ứng hơn, toàn diện hơn và có khả năng chống chịu với thảm họa. Với chủ đề "Tăng tốc đến năm 2030: Nâng cao tham vọng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy giảm thiểu rủi ro thiên tai", với định hướng dẫn đầu nỗ lực toàn cầu nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai và khí hậu, bảo vệ người dân và xây dựng nền kinh tế bền vững. Khung hành động Sendai về Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai 2015-2030 đã đưa ra định hướng sâu sắc cho cộng đồng quốc tế trong các nỗ lực giảm thiểu rủi ro thiên tai của khu vực CATBD, liên kết các mục tiêu của chúng ta trong khuôn khổ này với các Mục tiêu Phát triển Bền vững năm 2030, Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu và Thỏa thuận Paris.

hững hậu quả của cơn bão Yagi để lại (hơn 300 người chết, hàng ngàn người bị thương, hàng trăm ngàn ngôi nhà bị hư hỏng, thiệt hại kinh tế ước tính vào khoảng 04 tỷ USD), vì vậy, Việt Nam đến với hội nghị không chỉ với mục đích học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, mà còn mong muốn tìm được một tiếng nói chung cho toàn bộ khu vực và toàn cầu. Với hai mối quan tâm chính là tăng cường khả năng chống chịu và tăng cường hạ tầng chống chịu, Việt Nam mong muôn có thể sớm đạt được khung mục tiêu Sendai về giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm 2030. Việt Nam cũng cam kết thúc đẩy các hoạt động trong khu vực ASEAN như tăng cường hành động sớm trong quản lý thiên tai nhằm đảm bảo tuyên bố Hạ Long năm 2023 của Bộ trưởng ASEAN. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ các bài học kinh nghiệm, đồng thời kêu gọi các cơ quan của Liên hợp quốc, các quỹ phát triển ưu tiên hỗ trợ các quốc gia dễ bị tổn thương có thêm cơ hội tiếp cận các nguồn lực về tài chính để có thể hình thành các chương trình, dự án hữu ích nhằm tăng cường khả năng chống chịu cho các tầng lớp dễ bị tổn thương.


  ​​  ​​​​​​​​​​​​​   ​​​